29/03/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Tổng hợp những loại thực phẩm giàu kali bạn cần biết

Tổng hợp những loại thực phẩm giàu kali bạn cần biết

Có nhiều lý do tại sao bạn cần tiêu thụ đủ kali trong thực phẩm mỗi ngày. Kali là chất điện giải và là khoáng chất quan trọng thứ ba trong cơ thể. Kali tương tác với natri để giúp thực hiện các chức năng của cơ thể như cân bằng nước và điện giải. Vì vậy nếu lượng kali trong cơ thể thấp sẽ rất nguy hiểm. Nhận đủ lượng kali trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Hôm nay zhlybj.com sẽ chia sẻ đến các bạn những loại thực phẩm giàu kali bạn cần biết.

Những loại thực phẩm giàu kali

Trái cây tươi và rau quả giàu kali như chuối, cam, dưa đỏ, nấm kim châm, mơ, bưởi, rau bina, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, dưa chuột, bí ngô. Một số loại trái cây khô như mận khô, nho khô.

Những loại thực phẩm giàu kali 

Một số sản phẩm từ sữa chứa nhiều kali như sữa và sữa chua (tốt nhất là ít béo hoặc không có chất béo).

Một số loại cá có chứa kali như cá ngừ Halibut, cá tuyết,…

Ngoài ra, kali còn có trong các loại thực phẩm khác như chất thay thế muối (đọc nhãn để kiểm tra nồng độ kali), mật đường, quả hạch, thịt và gia cầm, gạo lứt, cám ngũ cốc, bánh mì nguyên cám và mì ống.

Lượng kali khuyến nghị cho mỗi lứa tuổi

Kali có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên, không chỉ an toàn, lành mạnh mà còn rất dễ tìm thấy. Lượng kali khuyến nghị cho mỗi lứa tuổi như sau:

  • 0–6 tháng: 400 milligrams/ngày
  • 7–12 tháng: 860 milligrams/ngày
  • 1–3 tuổi: 2,000 milligrams/ngày
  • 4–8 tuổi: 2,300 milligrams/ngày
  • 9–13 tuổi: 2,500 milligrams/ngày với nam và 2,300 milligrams/ngày với nữ
  • 14–18 tuổi: 3,000 milligrams/ngày với nam và 2,300 milligrams/ngày với nữ
  • Từ 19 tuổi trở lên: 3,400 milligrams/ngày với nam và 2,600 milligrams/ngày với nữ
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: 2,800–2,900 milligrams/ngày

Đối với vận động viên luyện tập thể lực hơn 1 tiếng mỗi ngày thì có thể cần nhiều kali hơn và lượng kali cũng còn phụ thuộc vào khối lượng cơ,  mức độ hoạt động mỗi ngày….

Theo các chuyên gia Hoa Kỳ, bạn nên bổ sung 4.7 miligram kali mỗi ngày. Nhu cầu của bạn có thể khác nếu bạn bị bệnh thận. Một số người bị bệnh thận nên nhận ít kali hơn mức khuyến nghị trên. Nếu thận của bạn không hoạt động tốt, quá nhiều kali có thể tồn tại trong cơ thể, gây ra các vấn đề về thần kinh và cơ. Do đó, người bị thận cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chất này.

Tầm quan trọng của việc bổ sung kali

Tầm quan trọng của việc bổ sung kali

Thiếu kali trong cơ thể lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vì đây là một dưỡng chất thiết yếu của tế bào. Một số dấu hiệu cảnh báo thiếu kali trong cơ thể thường gặp là:

  • Mệt mỏi;
  • Thường hay bị chuột rút;
  • Mất ngủ;
  • Trầm cảm;
  • Nhịp tim không đều.

Kali được đánh giá là chất có lợi cho huyết áp của bạn.

  • Thứ nhất, với sự hỗ trợ của thận, kali giúp loại bỏ muối thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Đây là một điều tốt, vì quá nhiều muối có thể gây ra huyết áp cao.
  • Thứ hai, kali giúp các thành mạch máu của bạn thư giãn. Vì khi quá căng thẳng, sẽ dẫn đến huyết áp cao, có thể gây ra các vấn đề về tim.

Bạn cần bổ sung đủ kali để giúp cơ có thể hoạt động linh hoạt. Và thúc đẩy dây thần kinh hoạt động bình thường.