20/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Chợ truyền thống tiếp cận bán hàng online, đối phó Covid-19

Chợ truyền thống tiếp cận bán hàng online, đối phó Covid-19

Tại thành phố Hồ Chí Minh, tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của mô hình chợ truyền thống. Lượng khách đến mua tại các chợ truyền thống giảm sút mạnh gây nhiều khó khăn cho các tiểu thương của chợ. Để đối phó với tình hình dịch bệnh, nhiều tiểu thương đã thay đổi cách buôn bán và tiếp cận hình thức bán hàng online trên các trang mạng điện tử. Với sự linh hoạt và đa dạng trong phương thức bán hàng đã phần nào giải quyết khó khăn cho các tiểu thương trong chợ. Vậy hình thức bán hàng online tại các chợ truyền thống như thế nào? Hãy cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu về hình thức bán hàng trực tuyến này.

Nhiều tiểu thương mạnh dạn tiếp cận bán hàng online

Trước đây, nhiều chủ sạp hàng lâu năm vốn quen hình thức “tiền trao cháo múc”. Nên khá e dè khi giao hàng. Và nhận tiền vào tài khoản ngân hàng hay qua ví điện tử. Nhiều tiểu thương lớn tuổi ngại dùng ứng dụng trên điện thoại thông minh hay mạng xã hội để bán hàng. Nhưng trước thực tế lượng khách đến chợ truyền thống đang giảm đi từng ngày. Dịch bệnh khiến chợ truyền thống vắng khách. Nhiều chủ sạp hàng dần thay đổi suy nghĩ, tiếp cận cách bán hàng hiện đại.

Nhiều tiểu thương mạnh dạn tiếp cận bán hàng online

Bà Ứng Thị Liên, 68 tuổi, chủ một sạp bán nguyên liệu pha chế và bánh kẹo tại chợ Bình Tây, Quận 6 cũng vậy. Vài tháng nay, bà Liên được con trai mình hướng dẫn dùng mạng xã hội. Để kết nối với bạn hàng và nhận thanh toán qua chuyển khoản. Khi dịch bùng phát, nhiều khách hàng ngại di chuyển. Và hạn chế đến nơi đông người nên bà Liên gần như chuyển hẳn qua bán hàng và thanh toán trực tuyến. “Từ khi có điện thoại thông minh, các con của tôi cũng chỉ cho tôi vào Zalo kết nối với các bạn hàng ở xa hoặc ở tỉnh. Mua bán giao dịch xong khách sẽ chuyển tiền vào tài khoản cho mình”. Bà Liên chia sẻ.

Bán hàng online sẽ đảm bảo được hàng hóa đi đều đặn

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư này, nhiều tiểu thương tại một số chợ truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh đã chủ động, nhanh chóng tiếp cận với phương thức kinh doanh trực tuyến, bán hàng qua điện thoại, qua mạng zalo, giao hàng tận nơi, thanh toán chuyển khoản… Linh hoạt cách thức mua bán mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng dịch, nhiều chợ truyền thống giờ đây dù vắng bóng người mua, nhưng hàng hóa vẫn được bán đều đặn mỗi ngày.

Lượng khách đến chợ truyền thống đang giảm đi từng ngày khiến nhiều chủ sạp hàng dần thay đổi suy nghĩ, tiếp cận cách bán hàng hiện đại. Hơn nữa, dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để có thể kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch ngày càng siết chặt, tiểu thương nhiều chợ truyền thống đã đẩy mạnh bán hàng online và chấp nhận thanh toán không tiền mặt. Việc làm này đang giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng. Tìm kiếm thêm khách hàng, duy trì kinh doanh.

Bán hàng online sẽ đảm bảo được hàng hóa đi đều đặn

Chia sẻ của tiểu thương khi chuyển sang bán hàng trực tuyến

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Tiểu thương tại Chợ Bình Khánh- TP. Thủ Đức cho hay. Thực hiện yêu cầu phòng dịch trong những ngày vừa qua. Tuy không mở sạp nhưng hàng hóa thực phẩm khô vẫn xuất bán đều đặn. Và giao tận nơi cho người tiêu dùng. Bà Hoa và nhiều tiểu thương khác tại chợ đã dùng điện thoại thông minh. Đưa hình hàng hóa lên zalo, kết bạn zalo với người đi chợ trước. Và giờ đây ai có nhu gì cứ đặt hàng qua zalo sẽ được giao tận nơi. Thanh toán có thể chuyển khoản.

Chủ sạp hàng bánh kẹo, sữa ở Chợ Hoàng Hoa Thám- Quận Phú Nhuận – Bà Nguyễn Thị Hạnh cho hay. Các đơn hàng online nhận được mỗi ngày tăng nhanh. Nhất là khi học được cách ứng dụng mạng xã hội zalo để kết nối với bạn hàng. Và nhận thanh toán qua chuyển khoản. Từ khi dịch bùng phát, nhiều khách hàng ngại di chuyển. Và hạn chế đến nơi đông người nên các đơn hàng gần như chuyển hẳn qua mua online. Mua bán giao dịch xong khách sẽ chuyển tiền vào tài khoản cho mình.

Tại các chợ truyền thống lớn, bán sỉ như chợ Bình Tây, Bà Chiểu… giờ đây nhiều tiểu thương đã thành thạo với việc quay video, chụp hình mẫu sản phẩm. Rồi gửi cho khách hàng lựa chọn, tạo đơn hàng để giao hàng qua các app. Và nhận tiền bằng chuyển khoản. Nhờ đó, các chủ sạp hàng vẫn đảm bảo doanh thu. Hàng hóa cung cấp đến các chợ lẻ đều đặn.

Chính quyền địa phương khuyến khích việc mua bán online

Chính quyền địa phương khuyến khích việc mua bán online

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TP. Hồ Chí Minh. Về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Sở Công Thương đề nghị đẩy mạnh các hoạt động, hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến. Tăng cường khuyến khích, vận động người dân lựa chọn sử dụng phương thức trực tuyến. Giám sát các cơ sở được phép hoạt động trên địa bàn thực hiện đúng quy định. Phổ biến rộng rãi đến người dân địa phương các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi có đặt hàng trực tuyến.

Tại nhiều chợ truyền thống, trong xu thế mua bán hàng online. Nhiều Ban Quản lý chợ đã chủ động hướng dẫn tiểu thương tiếp cận. Và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến. Nhiều tiểu thương đã chuyển từ thụ động chờ khách hỏi mua. Sang chủ động giới thiệu hàng hóa trên mạng xã hội. Kết bạn thành nhóm với người tiêu dùng để tìm, tiếp nhận đơn hàng. Đây cũng là hình thức mới đối với tiểu thương. Nhưng góp phần tiết kiệm cho họ rất nhiều chi phí. Cũng như đáp ứng được tình hình phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.

Thời gian qua chợ truyền thống đã và đang thay đổi hình thức kinh doanh. Trong bối cảnh cạnh tranh với các cửa hàng tiện lợi, bách hoá hiện đại. Trong bối cảnh hiện nay, chính dịch bệnh lại đặt tiểu thương chợ truyền thống tiếp tục nhanh chóng thích nghi với phương thức bán hàng trực tuyến. Để duy trì doanh thu và hoạt động kinh doanh.