25/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Trái cây Việt Nam xuất khẩu rất được ưa chuộng tại EU

Lượng chanh leo xuất khẩu chiếm tới 97,8% trong tổng giá trị xuất khẩu

Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu trái cây cho thị trường Châu Âu lớn nhất trong quý đầu của năm 2021. Đặc biệt là các loại trái cây như me tươi, vải, chanh dây, mận, mít,….rất được ưa chuộng tại thị trường EU. Theo thống kê thì trái cây Việt Nam xuất khẩu sang EU lượng chanh leo xuất khẩu chiếm tới 97,8% trong tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra là một số loại trái cây khác như me, mận, mít, vải, khế,…Vải thiều nước ta cũng được đánh giá là loại trái cây xuất khẩu tiềm năng tại các nước châu Âu. Vậy giá trị trái cây Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU như thế nào? Những con số cụ thể về giá trị xuất khẩu trái cây nước ta sang EU sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới này.

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU đứng thứ 5 trong quý I/2021

Giá trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế nhập khẩu từ Việt Nam ở mức cao đạt hơn 6.067 Eur/tấn. Tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vải thiều là loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết.

Trong ba tháng đầu năm 2021, nhập khẩu trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế (mã HS 08109020) của EU đạt 18.400 tấn. Trị giá 67,4 triệu Eur (tương đương 80,2 triệu USD). Giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế (mã HS 08109020) nhập khẩu bình quân trong ba tháng đầu năm 2021. Đạt 3.661,8 Eur/tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trái cây Việt Nam xuất khẩu rất được ưa chuộng tại EU

Hà Lan cung cấp trái cây lớn nhất cho EU trong quý đầu năm

Hà Lan là thị trường cung cấp trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế (HS 08109020) lớn nhất cho EU trong quý I năm nay. Đạt 4.480 tấn, trị giá 16,8 triệu Eur (tương đương 20,1 triệu USD). Giảm 31,7% về lượng và giảm 18% về tri giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế nhập khẩu bình quân từ thị trường Hà Lan đạt 3.762,4 Eur/tấn. Tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 24,4% về lượng. Giảm 8,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường như Colombia, Nam Phi, Bỉ…

Việt Nam là thị trường cung cấp trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế (HS 08109020) lớn thứ 5 cho EU trong ba tháng đầu năm 2021. Đạt 1.490 tấn, trị giá 9 triệu Eur (tương đương 10,8 triệu USD). Giảm 9,6% về lượng, tăng 12,7% về so với cùng kỳ năm 2020. Giá trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế nhập khẩu từ Việt Nam ở mức cao đạt hơn 6.067 Eur/tấn. Tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm sản phẩm này, các tháng đầu năm 2021. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh dây sang EU. Với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá xuất khẩu mã HS 08901020. Còn lại là trái mít, mận và me.

Vải thiều Việt Nam có tiềm năng lớn xuất khẩu sang EU

Vải thiều Việt Nam có tiềm năng lớn xuất khẩu sang EU

Vải thiều là loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU. Đầu tháng 6/2021, lô thiều Lục Ngạn đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào EU. Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Theo Tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI). Vải thiều là một loại trái cây đặc sản đang dần phổ biến ở châu Âu. Mặc dù mức tiêu thụ bình quân trên đầu người vẫn còn hạn chế. Tổng quy mô thị trường nhập khẩu vải của Châu Âu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn hàng năm.

Vải thiều phổ biến nhất ở Pháp. Madagascar và Nam Phi là thị trường cung cấp chính vải thiều cho EU vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2). Nguồn cung vải thiều trong mùa hè hạn chế hơn. Đặc biệt vẫn còn khoảng trống trong nguồn cung vải tươi từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11. Đây là những cơ hội đối với trái vải của Việt Nam.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cập nhật được về tình hình xuất khẩu trái cây của nước ta sang các nước châu Âu. Hy vọng với những thông tin này trong bài viết sẽ hữu ích. Và cung cấp thêm nhiều thông tin tới các bạn. Với khát vọng chinh phục thị trường thế giới bằng những sản phẩm “make in Việt Nam”. Các doanh nghiệp (DN) trong nước đã đưa nhiều nhóm hàng hóa mang đậm bản sắc Việt. Tham gia sâu vào chuỗi phân phối cung ứng toàn cầu. Nhiều chủ DN tự tin khẳng định đã đi đúng hướng. Và việc chinh phục thị trường thế giới bước đầu đã thành công.