26/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Phương pháp chăm sóc gia đình mà các bà mẹ nên biết

Phương pháp chăm sóc gia đình

Hạnh phúc luôn là mục tiêu của rất nhiều người. Để đạt được mong muốn trong cuộc đời. Như các bạn cũng đã biết, khi cuộc sống ngày càng phát triển, thì quan điểm sống của mỗi người sẽ thay đổi. Để có thể thích ứng được với xã hội hiện tại. Đối với những người phụ nữ hiện đại bên cạnh việc chăm lo cho gia đình thì họ còn hướng đến sự nghiệp xã hội bên ngoài. Nhưng họ cần phải đảm bảo chăm lo cho tổ ấm hiện tại của mình. Ngay sau đây sẽ là phương pháp chăm sóc gia đình mà các bà mẹ nên biết.

Xu hướng tạo dựng nên tổ ấm gia đình bền vững

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Song muốn xây dựng tổ ấm thì phải xuất phát từ hai phía chứ không đơn thuần chỉ là trách nhiệm của người phụ nữ. Dù bạn là vợ hay chồng thì khi đã bước vào mối quan hệ gia đình. Bạn cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng hạnh phúc gia đình. Việc chăm sóc gia đình, dọn dẹp nhà cửa là cách quan tâm của chị em phụ nữ đối với mọi người trong gia đình. Tuy nhiên với cuộc sống bận rộn ngày nay. Thì quỹ thời gian dành cho việc chăm sóc nhà cửa dường như đã ít đi rất nhiều.

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau một ngày dài làm việc mệt mỏi trở về nhà. Nhưng lại thấy nhà thật bừa bộn, lung tung. Cuộc sống ngày nay buộc người phụ nữ phải cân bằng được cả công việc và gia đình làm sao vẹn cả đôi đường. Trách nhiệm làm dâu hiền, vợ đảm, mẹ tốt cùng một lúc và “tặng kèm” cả trách nhiệm làm một người phụ nữ giỏi giang ngoài xã hội có khiến bạn cảm giác muốn “phát điên”? Cùng chúng tôi bỏ túi một vài mẹo chăm sóc gia đình để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhé.

Xu hướng tạo dựng nên tổ ấm gia đình bền vững

Các phương pháp chăm sóc gia đình dành cho bà mẹ

Chồng khỏe mạnh con chóng lớn là điều mà bất kì chị em phụ nữ nào cũng mong muốn. Vậy nên sức khỏe của chồng con luôn được người phụ nữ đặt lên hàng đầu khi chăm sóc gia đình.

Vấn đề đi lại nghỉ ngơi

Đối với trẻ nhỏ trong gia đình, khi mới sinh. Cho trẻ đi tiêm các loại vắc xin theo chỉ định của bác sĩ. Không được chủ quan trong vấn đề sức khỏe đề kháng của bé. Vì nó có ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe sau này của con. Không nên bao bọc, giữ con kỹ quá, không phụ thuộc quá nhiều vào kháng sinh. Bởi như vậy sẽ làm giảm hệ miễn dịch của bé. Khiến bé trở nên yếu ớt, dễ bị bệnh hơn bạn bè đồng trang lứa.

Khi bé có các dấu hiệu bị bệnh như sốt cao, chân tay miệng, biếng ăn, quấy khóc liên tục… Thì nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất. Bạn tránh tự mình làm bác sĩ và bốc thuốc theo kinh nghiệm. Việc đưa bé tới bệnh viện từ bé khi mắc bệnh sẽ giúp bé sau này hình thành được thói quen tự bảo vệ sức khỏe. Bé sẽ không ngại đến các cơ sở y tế uy tín nữa.

Vấn đề dinh dưỡng

Sau sinh mẹ thường bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với mẹ bé. Nếu sinh thường, hãy ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để đủ nguồn sữa cho con bú. Nếu sinh mổ mẹ chỉ nên ăn và uống những thức ăn dạng lỏng trong 6 giờ đầu. Không nên kiêng khem quá nhiều thức ăn như quan niệm xưa, hãy ăn uống đủ nhóm chất để con có thể hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như: Canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh, các loại thịt đỏ… không nên ăn mặn, tránh các gia vị có mùi nồng cay có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ khiến trẻ không bú như hành, tỏi, tiêu, ớt…

Các phương pháp chăm sóc gia đình dành cho bà mẹ

Hướng dẫn cách chăm sóc chồng và bản thân?

Để chăm sóc gia đình tốt, không chỉ lo cho con. Mà chúng ta còn phải chú ý hơn đến sức khỏe của chồng và bản thân nữa đấy! Đối với sức khỏe của chồng và bản thân, trước khi muốn chăm sóc người khác thì phải chăm sóc tốt sức khỏe bản thân. Ăn uống điều độ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe, đảm bảo giấc ngủ.

Vì cả hai bạn là trụ cột gia đình nên càng cần phải chú ý tới sức khỏe của mình, không được để cơ thể bị suy nhược, tự điều chỉnh bản thân để có cơ thể dẻo dai. Bạn cũng nên vận động cơ thể bằng các bài tập căn bản như yoga, gym, chạy bộ… Bạn cũng nên tạo thói quen ăn uống dinh dưỡng như ăn nhiều rau, ăn nhiều trái cây… để trẻ noi gương. Song song đó, bạn cũng phải nắm vững các kiến thức cơ bản về cảm sốt, viêm họng, dị ứng… để có các biện pháp sơ cứu kịp thời cho bạn và con cái.

Phương pháp chăm sóc nhà cửa hiệu quả

Công việc thì bộn bề, làm sao để đảm bảo việc chăm sóc gia đình; nhà cửa hiệu quả, không bị biến thành một mớ hỗn độn? Sau đây là một số bí quyết nho nhỏ mà chị em phụ nữ truyền tai nhau.

Phương pháp chăm sóc nhà cửa hiệu quả

  • Soạn danh sách những việc cần làm trước khi bắt đầu một ngày mới. Điều này sẽ giúp bạn không vô tình bỏ lỡ bất kì công việc nào.
  • Trước khi mua sắm nên cân nhắc soạn những vật cần mua để không thừa, không thiếu. Không ảnh hưởng tới sinh hoạt và chi tiêu trong gia đình.
  • Ưu tiên sự an toàn. Các vật dụng trong nhà như dụng cụ nhà bếp, dao, ổ điện, dây điện… phải chắc chắn được đặt đúng vị trí sau khi dùng, có cách điện và để xa tầm tay của trẻ. Thêm vào đó, ở nhà nên có các thiết bị chống khói, ngắt điện an toàn. Phòng chống chữa cháy phải được đặt ở vị trí dễ thấy, dễ tiếp cận khi cần thiết.
  • Lưu trữ đồ dùng trong gia đình một cách khoa học. Định kì 3,4 tháng lọc và kiểm tra đồ dùng trong gia đình, hư hỏng hoặc quá cũ thì nên vứt, những vật chưa sử dụng hoặc lâu không sử dụng nhưng vẫn xài được thì có thể mang cho. Tránh tư tưởng “ tiếc của” nên không vứt những vật đã cũ, lâu không sử dụng khiến không gian nhà trở nên chật chội, thiếu an toàn, không đảm bảo vệ sinh.
  • Có kế hoạch dọn dẹp, chăm sóc gia đình, nhà cửa. Khuyến khích khi cả gia đình rảnh sẽ cùng nhau làm việc nhà. Đây cũng là cơ hội cho các thành viên hiểu và chia sẻ trách nhiệm. Cùng nhau xây dựng gia đình, rèn tính tự lập, tự chăm sóc bản thân cho các bé.
    chăm sóc gia đình.