25/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Những biểu hiện tức thời cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều chất béo

Ăn quá nhiều chất béo không tốt, đặc biệt là chất béo bão hòa có trong các loại thịt, mỡ và thực phẩm có nguồn gốc động vật như pho mát, sữa. Cách ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim.

Nhưng trước khi ảnh hưởng lâu dài xuất hiện, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo khi ăn quá nhiều chất béo, thậm chí là chất béo lành mạnh như bơ, cá hồi hoặc các loại hạt. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ngay lập tức khi bạn đang ăn quá nhiều chất béo.

Chất béo

Chất béo là một dạng lipid. Chúng bao gồm một nhóm các hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Chất béo

Thuộc nhóm cung cấp năng lượng, cùng với chất bột đường. Chất đạm nhưng chất béo cung cấp nguồn năng lượng đậm đặc nhất, 1 gam chất béo cung cấp khoảng 9 calo năng lượng, trong khi 1 gam chất đường bột hoặc chất đạm chỉ cung cấp 4 calo.

Đơn vị cấu tạo cơ bản trong chất béo gồm các axit béo. Chúng chia ra 2 nhóm là axit béo no,axit béo không no:

  • Axit béo no: Axit panmitic, axit stearic, axit caprylic. Chủ yếu tìm thấy trong mỡ của động vật.
  • Axit béo không no: Axit oleic, axit oxalic, axit linoleic, alpha linolenic hoặc axit arachidonic.

Chất béo xấu

Chất béo bão hoà

Loại chất béo này thường thấy trong những sản phẩm động vật cung cấp như thịt, trứng hay những sản phẩm chế biến từ sữa: Kem, pho mát, sữa uống nguyên kem. Nó cũng tìm thấy từ dừa, cọ và các chế phẩm dầu cây; bơ, cacao cũng có chất béo này; kể cả ở thức ăn nhanh như khoai tây chiên,… Cung cấp nhiều năng lượng từ chất béo này khiến cơ thể tăng cholesterol không có hại và tăng nguy cơ cho các bệnh về tim mạch.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo này thường thấy trong những sản phẩm được chất biến sẵn như: Bánh ngọt, bánh quy, đồ đông lạnh. Đồ chiên nhiều dầu. Cung cấp nhiều chất béo bão hoà khiến cơ thể tăng cholesterol không có hại lẫn triglycerides.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo: chỉ nên cung cấp cho cơ thể dưới 7% tổng calo chất béo bão hoà, dưới 1% calo chất béo chuyển hóa.

Chất béo tốt

Chất béo không bão hoà

Loại chất béo này thường thấy trong các loại dầu hạt như: Hạt cải, đậu phộng, ô liu, bơ,… hay trong các loại dầu từ thực vật: Hướng dương, đậu nành, ngô, vừng mè, đậu các loại và ngũ cốc các loại,…

Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có trong những loại hải sản: Cá thu, cá mòi, cá hồi,… hay trong hạt óc chó, hạt lanh,…

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: Nếu dung nạp thay thế chất béo bão hoà bằng axit omega-3 này lượng cholesterol có hại sẽ giảm thiểu tối đa, hơn nữa còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chất béo này rất có lợi, đặc biệt nên cung cấp cho trẻ nhỏ.

>>> Xem thêm chuyên mục khỏe đẹp

Những biểu hiện tức thời cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều chất béo

Những biểu hiện tức thời cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều chất béo

Hơi thở của bạn hôi

Khi ăn quá nhiều chất béo thì chất béo sẽ trở thành nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể. Hệ quả của quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng là tạo ra xeton. Chất hữu cơ này sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu, theo Eat This, Not That.

Bị táo bón

Một chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến mọi người có xu hướng ít ăn rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Trong khi đó, đây là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Chính chế độ ăn ít chất xơ này sẽ gây ra táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp của những người ăn quá nhiều thịt.

Bị đầy hơi và mệt mỏi

Các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều sẽ kích thích viêm nhiễm trong cơ thể, khiến người ăn cảm thấy đầy hơi, mệt mỏi và cảm giác thiếu năng lượng.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt và mỡ động vật. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các món chiên nhiều dầu.

Nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

Một người ăn trung bình 1.500 calo/ngày thì không nên nạp quá 58 gram chất béo/ngày, theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA).

Mọi người nên tránh chất béo chuyển hóa. Ưu tiên các loại chất béo lành mạnh có trong cá và thực vật như bơ, đậu. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên ăn đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, trứng, sữa, cá đến rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Một chế độ ăn dựa nhiều vào chất béo; không những khiến cơ thể tăng cân mà còn dễ bị thiếu vitamin, khoáng chất; và nhiều dưỡng chất quan trọng khác, theo Eat This, Not That.