26/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Thanh khoản đất nền, nhà phố, biệt thự giảm mạnh

Thanh khoản đất nền, nhà phố, biệt thự giảm mạnh

Tháng vừa rồi, tháng cao điểm của đợt bùng phát dịch bệnh, thanh khoản đất nền, nhà phố, biệt thự tại TP.HCM và các tỉnh lân cận giảm 60-67%. Một nguồn tin vừa công bố, thị trường đất nền TP.HCM và 4 tỉnh lân cận (Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) trong tháng 5 có lượng tiêu thụ giảm 60,3% so với tháng trước. Ghi nhận có tổng cộng 8 dự án mở bán trong các khu vực này. Trong đó có 7 dự án đang trong giai đoạn mở bán tiếp theo và chỉ có một dự án mới mở bán. Nguồn cung toàn thị trường đất nền trong tháng qua đạt 1.039 sản phẩm. Giảm 27% so với tháng 4. Sản lượng tiêu thụ khiêm tốn, chỉ bán được 439 sản phẩm, giảm 60,3% so với tháng trước.

Các sản phẩm đất nền được bán ra ít

Các sản phẩm đất nền được bán ra ít

Sài Gòn và Bình Dương không có sản phẩm đất nền nào mở bán trong tháng qua. Riêng Long An đang dẫn đầu nguồn cung đất nền và trở thành vựa đất nền của thị trường TP HCM và các tỉnh phụ cận. Đơn vị này cho biết, thị trường nhà phố, biệt thự; suốt tháng 5 cũng có thanh khoản sa sút so với tháng 4.

Tổng nguồn cung nhà phố biệt thự xây sẵn tại TP HCM và các tỉnh vùng ven ghi nhận 3 dự án mới. Và 6 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo. Cung cấp ra thị trường 1.263 căn, giảm 32% so với tháng trước.  Dù nguồn cung đã điều chỉnh xuống thấp hơn do tác động của dịch bệnh. Sức tiêu thụ lại rất khiêm tốn, chỉ bán được khoảng 308 căn. Thanh khoản nhà phố, biệt thự giảm 67% so với tháng 4.

Trong khi đó, khảo sát mới nhất xác nhận; thị trường tài sản gắn liền với đất trên các sàn online trầm lắng suốt tháng 5 khi đợt dịch mới bùng phát trở lại. So với tháng 4, đất nền là loại hình bất động sản bị ảnh hưởng lớn nhất khi dịch diễn biến phức tạp, với mức độ quan tâm (đại diện cho nguồn cầu) giảm 19% chung cho toàn thị trường. Đây cũng là mức giảm của thị trường TP HCM và Hà Nội. Địa bàn có mức độ quan tâm trên các chợ trực tuyến giảm sâu nhất là tâm dịch Bắc Giang (giảm 49%). Trong khi đó chỉ số thể hiện nhu cầu thị trường đất nền tại các tỉnh Bắc Ninh; Hà Nam cũng suy giảm 46%, Vĩnh Phúc giảm 38% và Quảng Nam, Đà Nẵng (lần lượt giảm 35-36%).

Thanh khoản giảm, giá chào bán cao

Mặc dù thanh khoản mùa dịch của thị trường bất động sản liền thổ đang lao dốc. Khảo sát cho biết, giá chào bán tài sản vẫn neo cao. Thị trường trầm lắng là phản ứng tức thời do tác động của đợt dịch mới; do người mua có thể do dự trong ngắn hạn. Tuy nhiên về lâu dài, các tài sản liền thổ nhiều khả năng vẫn nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư. Do đây vẫn là kênh trú ẩn an toàn cho các dòng vốn ổn định.

Thị trường BĐS ở phía Nam lao dốc

Thị trường BĐS ở phía Nam lao dốc

Ông Nghĩa xác nhận, thị trường căn hộ các tỉnh phía Nam đều có dấu hiệu giảm tốc; cả nguồn cung lẫn sức mua khá nhanh do tác động của dịch bệnh. Trong khi đất nền, nhà phố chỉ còn hút dòng tiền dài hạn thay vì trung hạn. Bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng cao về giá; nhóm tài sản nhà liền thổ gần các khu công nghiệp chỉ có thể tăng tốc trong hai quý cuối năm. Nếu dịch bệnh từng bước được kiểm soát và chiến dịch tiêm vaccine phản ứng tích cực.

Ông Nghĩa cảnh báo, thị trường bất động sản thương mại (mặt bằng bán lẻ); và văn phòng đang đứng trước sự xáo trộn lớn. Do đại dịch diễn biến phức tạp trên diện rộng. Nếu trước đây, vị trí là ưu tiên số một thì trong giai đoạn dịch bùng phát; giá thuê trở thành tiêu chí lựa chọn hàng đầu của nhóm khách hàng tổ chức. Việc ngân sách của khách thuê cắt giảm để vượt Covid-19 và làn sóng làm việc từ xa vào guồng nhanh có thể thúc đẩy thị trường dịch chuyển mạnh mẽ ra khu vực rìa trung tâm.

Trong khi đó, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định, bức tranh kinh tế vĩ mô và các tác động xã hội trong nửa đầu năm 2021 khá nặng nề bởi tình hình dịch bệnh bùng phát. Dù mong muốn hướng đến mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề khó khăn.