25/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Nâng cấp 5 cảng tại thành phố – Đẩy mạnh giao thông đường thủy

Nâng cấp 5 cảng tại thành phố - Đẩy mạnh giao thông đường thủy

Từ năm 2021 đến năm 2030, TP.HCM ưu tiên phát triển giao thông đường thủy, xây mới 5 cảng với vốn đầu tư 8.670 tỷ đồng. Cụ thể, đề án phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn 2021-2030 cho thấy, thành phố sẽ xây dựng 5 cảng mới trước năm 2025. Dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng 5 cảng mới này là 8.670 tỷ đồng. Chủ yếu từ ngân sách trung ương và vốn đối tác công tư (PPP). Trong đó, ngân sách thành phố Hồ Chí Minh huy động cho hạng mục này là 870 tỷ đồng.

Nâng cấp các cảng tại TP.HCM

Nâng cấp các cảng tại TP.HCM

Trong số 5 cảng này, cụm cảng trung chuyển – ICD (phường Long Bình, TP Thủ Đức) có quy mô xây dựng 50 ha. Cảng này nhằm phục vụ di dời cảng Trường Thọ, chủ yếu tiếp nhận hàng hóa từ khu vực Đồng Nai, Bình Dương để vận chuyển bằng đường thủy đến các khu vực Cát Lái, Hiệp Phước, Cái Mép.

Tiếp theo là cảng cạn ICD Củ Chi trên sông Sài Gòn phục vụ phát triển khu kinh tế Tây Bắc, có diện tích tối thiểu 10 ha. Còn cảng cạn trong Khu công nghệ cao trên rạch Ông Nhiêu phục vụ trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, rộng khoảng 6 ha. Hai cảng còn lại là cảng thủy nội địa tổng hợp quốc tế ITC và cảng hành khách Mũi Đèn Đỏ (quận 7) đều sử dụng vốn ngân sách nhà nước với tổng số vốn lần lượt là 70 tỷ đồng và 150 tỷ đồng.

Thúc đẩy giao thông đường thủy tại thành phố

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM kỳ vọng, việc xây dựng và đưa vào khai thác 5 cảng mới; cũng như nâng cấp những cảng hiện hữu. Tạo vét luồng, đầu tư hàng loạt tuyến thủy nội địa… sẽ góp phần phát huy tốt lợi thế 1.000 km đường thủy của TP và san sẻ 60% với vận tải đường bộ, giảm thiểu cự ly, chi phí cho doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển cụm cảng, đồng bộ phát triển kinh tế xã hội, Sở GTVT cũng ưu tiên việc phát triển các hệ thống hạ tầng đường bộ kết nối các cảng.

Theo tìm hiểu, hiện tại, TP.HCM đang có 8 cảng chính; phục vụ phát triển thông thương đường thủy. Bao gồm: cảng Cát Lái, cảng Tân Cảng Phú Hữu, cảng container quốc tế SP – ITC (cùng thuộc TP Thủ Đức); cảng Tân Thuận, cảng Bến Nghé, cảng Container Quốc tế Việt Nam (VICT) (cùng thuộc quận 7); cảng Tân Cảng Hiệp Phước và cảng Saigon Premier Container Terminal (SPCT) cùng thuộc huyện Nhà Bè…

>> Xem thêm bài viết khác tại zhlybj.com

Tái đầu tư cho hạ tầng giao thông

Tái đầu tư cho hạ tầng giao thông

Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, toàn bộ số thu phí hạ tầng cảng biển; sau khi trừ chi phí phục vụ thu phí được nộp vào ngân sách thành phố. Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố bố trí sử dụng có mục tiêu cho đầu tư; bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các cảng biển gồm đường bộ và đường thủy.

Điều này sẽ tạo điều kiện kéo giảm ùn tắc giao thông. Rút ngắn thời gian vận chuyên, giảm chi phí logistics. Góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu phí hạ tầng tại 26 cảng biển; trong đó, tập trung chủ yếu tại khu vực Cát Lái. Hiện sản lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái chiếm khoảng 95% cảng biển của thành phố, 25 cảng còn lại chỉ chiếm khoảng 5%.

Theo đó, nguồn lực sẽ ưu tiên đầu tư mở rộng đường Nguyễn Thị Định, nút giao thông Mỹ Thủy hoàn chỉnh theo quy hoạch; khép kín đường Vành đai 2 từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa; mở rộng đường Võ Chí Công; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường 990 đến Vành đai 2); xây dựng đường liên cảng Cát Lái-Phú Hữu, xây dựng mới cầu Thủ Thiêm 4.