19/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Dị tật hiếm gặp của tiết niệu có thể ảnh hưởng đến thận

Dị tật hiếm gặp của tiết niệu có thể ảnh hưởng đến thận

Đau thắt lưng là những cơn đau thường xuất hiện ở vùng ngang thắt lưng, cơn đau có thể kéo xuống mông và chân. Cơn đau có thể cấp tính kéo dài vài ngày hoặc là mạn tính. Hầu như tất cả mọi người đều sẽ bị đau lưng dưới ở vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình. Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Mỹ (NINDS), thì đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây dị tật hệ tiết niệu liên quan đến công việc. Đau thắt lưng (đau lưng dưới) gây ra không ít phiền toái cho những người bệnh trong công việc và sinh hoạt thường ngày.

Đau thắt lưng có thể dẫn đến dị tật hệ tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau vùng thắt lưng, trong đó yếu các cơ bảo vệ cột sống chống lại trọng lực (cơ lưng, cơ bụng, cơ vùng chậu hông) thường là nguyên nhân chủ yếu. Các cơ này duy trì và làm vững chắc tư thế thẳng của cột sống, đồng thời giúp cột sống cử động nhịp nhàng theo vận động chung của cơ thể như đi lại, chạy nhảy, nâng đồ vật, tập thể dục, thể thao… Đau vùng thắt lưng do hoạt động hàng ngày quá sức; bê, nâng vật nặng, động tác nhắc đi nhắc lại nhiều lần,…

Niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới là một dị tật hiếm gặp của tiết niệu. Đây là một bệnh lý cần được phát hiện sớm để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến thận. Mới đây, tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), các thầy thuốc đã tiếp nhận một người bệnh là nam thanh niên 17 tuổi quê ở Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện với các dấu hiệu như đau tức vùng thắt lưng hông phải…

Khai thác tiền sử bệnh được biết, bệnh nhân thường xuyên bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát. Bệnh nhân được khám, làm các xét nghiệm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy: Đài bể thận phải giãn đường kính trước sau 18mm, niệu quản 1/3 trên giãn, bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới, không có sỏi cản quang… Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc một dị tật tiết niệu hiếm gặp: Niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới.

Đau thắt lưng có thể dẫn đến dị tật hệ tiết niệu

Tình trạng bị bệnh

BSCKII. ThS. Bùi Hoàng Thảo – Phó Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết: Giải phẫu bình thường thì niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) thường nằm phía bên ngoài so với tĩnh mạch chủ. Nhưng trong trường hợp này nó lại đi ở phía sau và bên trong tĩnh mạch chủ nên được gọi là bệnh “Niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới”.

Tình trạng này gây ra sự chèn ép lên niệu quản; gây tắc nghẽn dòng nước tiểu đổ xuống bàng quang. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây các biến chứng như: Giãn đài bể thận, giãn niệu quản phía trên; giảm chức năng thận; nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát…Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị…

Đối với những trường hợp phát hiện sớm (thường do tình cờ) mà không có giãn thận, không có nhiễm khuẩn hay không có sỏi, những trường hợp này chỉ cần thận trọng theo dõi và can thiệp khi có triệu chứng hay khi có ảnh hưởng tới chức năng thận. Còn khi đã có biểu hiện triệu chứng, phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tạo hình lại niệu quản.

Biện pháp cứu chữa dị tật hệ tiết niệu

BS. Bùi Hoàng Thảo cho biết; có nhiều phương pháp để tạo hình lại niệu quản về đúng vị trí giải phẫu; như mổ mở, nội soi ổ bụng, nội soi sau phúc mạc. Trong đó phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc có nhiều ưu việt như:

Tình trạng bị bệnh

Ít xâm lấn, tính thẩm mỹ cao do sẹo không lớn; thời gian nằm viện ngắn (3-5 ngày), giảm thiểu các biến chứng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm; kỹ năng thuần thục và phải có các phương tiện phẫu thuật nội soi hiện đại để thực hiện kỹ thuật.

Ngày 11-6 vừa qua, bệnh nhân nói trên đã được kíp thầy thuốc do ThS. BS Bùi Hoàng Thảo -Phó Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn; phẫu thuật thành công với phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc. Thời gian phẫu thuật là 85 phút. Sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện 3 ngày sau đó.

Lời khuyên của chuyên gia

Chuyên gia Thận- Tiết niệu khuyên rằng; bệnh lý niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới cần phát hiện; và điều trị sớm để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến thận. Đặc biệt tỷ lệ bệnh lý này ở nam giới thường cao gấp 3 lần nữ giới. Vì vậy, nam giới cần chú ý tới các dấu hiệu như nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại; đau tức thường xuyên vùng thắt lưng hông, đái ra máu… để đi khám, được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Ngoài bệnh lý niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ; các dị tật niệu quản khác nữa cũng có thể gây biến chứng tương tự như: Niệu quản bắt chéo động mạch cực dưới thận hẹp khúc nối bể thận niệu quản bẩm sinh, thận niệu quản đôi hoàn toàn gây giãn mất chức năng đơn vị thận trên. Khám sức khỏe định kỳ là một cách để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể cũng như các bệnh lý niệu quản từ đó có cách chăm sóc sức khỏe và điều trị phù hợp, tránh các biến chứng có thể gặp phải.