Trước sự khó khăn của tình hình dịch bệnh nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển sôi động. Không những thế thị trường bán lẻ nước ta được xem là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với sự phát triển sôi động này, thị trường bán lẻ đã và đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành này. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có sự phát triển kinh tế nhanh và mạnh. Mặc dù dịch bệnh có phần gây ảnh hưởng tới doanh thu bán lẻ nhưng vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định.
Dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho thị trường bán lẻ Việt Nam
Bất chấp khó khăn do dịch bệnh, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định. Đây là động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào ngành nghề này. Theo CBRE, đợt dịch Covid-19 đầu tiên vào quý I/2020 tại Việt Nam. Doanh thu ngành bán lẻ sụt giảm mạnh, lên tới gần 30% ở một số ngành nghề. Lượng người tới mua sắm tại nhiều nơi giảm tới 80%. Tuy nhiên, ngay trong quý II/2020, khi tình hình dịch bệnh đỡ căng thẳng. Thị trường ngay lập tức rũ bỏ sự ảm đạm. Các siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) tấp nập chưa từng có. Cùng với hàng loạt chiến dịch bán hàng sôi động của doanh nghiệp. Từ đó đến nay, thị trường bán lẻ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt.
Hiện tại, đợt dịch thứ 4 đang diễn ra với quy mô và tốc độ lớn hơn 3 lần trước đó. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thị trường bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục bật tăng. Giống như các lần trước đó khi làn sóng dịch này được đẩy lùi. Theo Bộ Công Thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 1.670,3 nghìn tỷ đồng. Chiếm 80,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân nào khiến ngành bán lẻ tiếp tục phát triển?
Nguyên nhân khiến ngành bán lẻ tiếp tục có điều kiện phát triển là do tính chất thiết yếu của các sản phẩm phục vụ đời sống. Ngay khi thu nhập người dân được phục hồi, sức mua sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó, khi hoạt động du lịch, khám phá bị hạn chế. Nhóm khách hàng trung – cao cấp chuyển hướng ưu tiên cho hoạt động mua sắm, ăn uống. Và vui chơi tại địa phương, lựa chọn những điểm đến an toàn. Đây sẽ là nguồn tiền chất lượng đổ vào thị trường bán lẻ. Ngoài ra, tâm lý hoang mang, lo lắng đang dần bị xóa bỏ. Thay vào đó là thói quen tiêu dùng an toàn. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chính thức tiêm vaccine kể từ tháng 3 năm nay cũng tạo tâm lí cởi mở hơn cho nhiều hoạt động.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục phát triển
Kỳ vọng thị trường bán lẻ tiếp tục phát triển. Ngày 14/6, Công ty CP Tập đoàn Masan công bố đã hoàn tất phát hành 5,5% cổ phần mới của The CrownX. Cho nhóm các nhà đầu tư trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia. Với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD. Việc ký kết giao dịch được công bố lần đầu tiên vào ngày 18/5/2021. The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce.
Được ra mắt vào năm 2020, The CrownX hợp nhất hai doanh nghiệp đầu ngành. Nhằm thiết lập nền tảng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong khuôn khổ của giao dịch, The CrownX sẽ hợp tác với Lazada để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của công ty. Tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp từ offline đến online (“O2O”) tại Việt Nam.
Một doanh nghiệp nội trong ngành thực phẩm là Tập đoàn Kido cũng tham gia thị trường. Được đánh giá còn nhiều tiềm năng này thông qua việc ra mắt Chuk Chuk. Với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Trong đó, Kido sẽ tham gia 61% vốn để nắm quyền chi phối hệ thống cửa hàng bán lẻ. Và sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư tăng cường mở rộng quy mô trong tương lai. Kido đặt mục tiêu phát triển thành công chuỗi nhượng quyền thương hiệu theo chuẩn quốc tế. Với hệ thống 1.000 cửa hàng trên toàn quốc đến hết năm 2025. Ngay trong 6 tháng cuối năm, sẽ có khoảng 58 cửa hàng Chuk Chuk đi vào hoạt động.
Thị trường bán lẻ trong nước vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại
Về triển vọng, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhấn mạnh. Việt Nam có lợi thế nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Trong quý I, GDP Việt Nam tăng trưởng 4,5%. Cho thấy các hoạt động kinh tế diễn biến tích cực trong bối cảnh đại dịch. Nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Việt Nam vẫn là một điểm đến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, vốn FDI cam kết trong quý đầu tiên tăng 18,5%. Trong khi FDI giải ngân tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong một báo cáo vừa được công bố, Savills, tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới. Đã nhấn mạnh việc thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút các nhà đầu tư ngoại. Theo Savills, trong số 66 dự án được cấp mới tại Hà Nội vào quý I/2021. Có 5 dự án trung tâm mua sắm và siêu thị. Đóng góp 13,48 triệu USD tương đương 27% vốn FDI đăng ký mới tại Thủ đô. Cả 5 dự án đều được phát triển bởi những nhà đầu tư lớn. Theo đuổi hoạt động đầu tư dài hạn tại Việt Nam đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về thị trường bán lẻ, Việt Nam được đánh giá có lợi thế lớn với nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng sương trong bối cảnh Covid-19. Ngoài ra, việc số lượng dân số tăng đều. Và chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh. Cũng khiến thị trường bán lẻ tại Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bài Viết Tương Tự
Trái cây Việt Nam xuất khẩu rất được ưa chuộng tại EU
Trứng gà hai lòng đỏ được săn lùng vì lí do gì?
Chợ truyền thống tiếp cận bán hàng online, đối phó Covid-19