23/04/2024

Tin Mới 247

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học

Liệu mạng 5G có nguy hiểm gì tới sức khỏe con người hay không?

Liệu mạng 5G có nguy hiểm gì tới sức khỏe con người hay không?

Chỉ trong vài năm sắp tới, công nghệ mạng 5G đã có thể được triển khai trên khắp toàn thế giới. Cũng giống như công nghệ mạng 4G cung cấp tốc độ truy cập Internet vượt trội so với công nghệ mạng 3G. Sự ra đời của mạng di động 5G sẽ cho phép người dùng sử dụng Internet với tốc độ truy cập lên tới 100 gigabit mỗi giây. Nghĩa là tốc độ nhanh gấp 100 lần so với mạng 4G hiện tại.

Các nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng khoa học cho thấy mạng di động thế hệ thứ 5 gần như không gây ảnh hưởng tiêu cực nào tới sức khỏe. Thế nhưng, mỗi khi có một thế hệ mạng mới được ra mắt, nhiều người dùng lại đặt câu hỏi về tính an toàn tới sức khỏe con người khi triển khai trên diện rộng.

Sóng mạng 5G hoạt động như thế nào?

Trong một nghiên cứu xuất bản trên tờ Forbes. Các nhà khoa học đã tập trung phân tích bức xạ điện từ phát ra từ mạng 5G. Nhằm để làm sáng tỏ tác động của nó lên sức khỏe của con người.

Mạng 5G hoạt động trong băng tần từ 30 GHz đến 300 GHz. Trong đó, tần số 30 GHz có độ dài bước sóng xấp xỉ 10 mm. Và tần số 300 GHz có chiều dài bước sóng 1 mm. Điều này có nghĩa tín hiệu 5G nằm trong phổ sóng vi ba (microwave) và radio. Cả hai loại sóng này đều phát ra bức xạ không ion hóa. Có nghĩa là nó không có đủ năng lượng để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử.

Sóng mạng 5G có hại cho con người không?

Sóng mạng 5G có hại cho con người không?

Bất kỳ dạng năng lượng bức xạ nào cũng có thể gây hại cho sinh vật sống ở liều lượng lớn. Nhưng với liều lượng nhỏ, chỉ những tín hiệu năng lượng cao. Như tia cực tím, tia X và tia gamma mới có thể gây ra vấn đề.

Bức xạ gây hại cho cơ thể người thông qua tổng năng lượng bức xạ mà cơ thể hấp thụ. Bất cứ khi nào một thiết bị 5G gửi hoặc nhận tín hiệu. Nó sẽ phát ra hoặc tìm kiếm bức xạ có tần số thích hợp. Năng lượng bức xạ này sẽ lan truyền theo hình cầu. Và giảm dần khi bạn di chuyển ra xa nguồn phát.

Theo báo cáo của RF Workers, cơ quan chăm sóc sức khỏe cho những công nhân lắp đặt cơ sở hạ tầng 5G của Anh. Liều lượng bức xạ nguy hiểm giảm tới 10.000 lần. Khi bạn di chuyển từ khoảng cách 10 cm đến 10 m so với nguồn phát. Hay nói cách khác, nếu một bộ thu/phát sóng 5G được đặt cách xa hoặc trên cao 10 m so với con người. Nó sẽ không có bất kỳ tác động nguy hiểm nào tới sức khỏe.

Ở cấp độ người dùng điện thoại, năng lượng bức xạ 5G trong một môi trường chứa hàng chục thiết bị di động. Như văn phòng, lớp học và sân bay cũng không đủ để đe dọa con người. Đó là những gì nghiên cứu nhấn mạnh.

Sóng mạng 5G hoạt động như thế nào?

Loại sóng nào gây nguy hiểm?

Khi tần số vượt qua giai đoạn của ánh sáng khả kiến. Mọi thứ đã trở nên nguy hiểm hơn. Tần số từ 790 THz đến 30 PHz (1 PHz = 1.000.000 GHz), ta có loại tia cực tím. Quang phổ này có bức sóng từ 400 nm đến 10 nm. Tia cực tím thông thường cũng không gây hại. Tuy nhiên nó có khả năng biến đối từ dạng không ion hóa sang dạng ion hóa.

Các bức xạ ion hóa mang nhiều năng lượng, có thể tách electron ra khỏi phân tử hoặc nguyên tử, khiến cho chúng mang điện tích. Ở tần số cao kế tiếp, ta có tia X hoạt động trên băng tần 30 THz đến 30 EHz. Tức bước sóng trong khoảng từ 10 nm đến 0,1 nm. Nếu tia này được chiếu với cường độ nhỏ, trong thời gian ngắn thì cũng không gây tác hại lớn. Con người đã ứng dụng tia X vào trong y học.

Ở tần số cao nhất là tia Gamma, bước sóng nhỏ hơn 0,1 nm. Tia này cũng được ứng dụng vào y học và công nghiệp. Nhưng cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì sức mạnh có nó sẽ gây tác hại lớn nếu tiếp xúc trực tiếp với con người.

Đó là lý do chúng ta không cần lo ngại về sóng 5G mà thay vào đó, có thể kỳ vọng rằng công nghệ mạng di động thế hệ mới này có thể mang đến những lợi ích mang tính cách mạng cho xã hội trong thập kỷ tới.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Công nghệ Internet